Lợi ích khi Khách hàng tham gia sản phẩm Bảo hiểm Chủ thẻ ghi nợ nội địa?

Đáp:

Phạm vi bảo hiểm

Các trường hợp bồi thường

Tham gia (2.200đ/tháng)

Không tham gia

Chi phí phát hành lại thẻChi phí cấp lại/phát hành lạiMiễn phíMất phí
Chi phí chuyển phátMiễn phí
Hạn mức100.000 VNĐ/thẻ/lần, 03 lần/thẻ/năm
Giao dịch gian lận thẻCướp, mất cắp, thất lạcBồi thường giao dịch gian lận qua việc mua hàng tại cửa hàng hoặc trực tuyến.Không bồi thường
Đánh cắp thông tin thẻ (thẻ không bị cướp, mất cắp, thất lạc)Bồi thường giao dịch gian lận qua việc mua hàng tại cửa hàng hoặc trực tuyến, rút tiền từ ATM.

Khả năng bồi thường thấp nếu không xác định được:

- Điểm rủi ro trước đó, và/hoặc;

- Bên chịu lỗi (Chủ thẻ/BIDV/Bên thứ ba). 

Thủ tục

- Hồ sơ đơn giản.

- Bồi thường nhanh chóng.

- Cần nhiều giấy tờ tra soát, xác nhận.

- Thời gian kéo dài hơn.

Khách hàng được tham gia bảo hiểm cho tối đa bao nhiêu thẻ ghi nợ nội địa trong cùng 1 tài khoản thanh toán?

Trả lời:Sản phẩm Bảo hiểm Chủ thẻ ghi nợ nội địa không giới hạn số lượng thẻ khách hàng được tham gia bảo hiểm.

Hiệu lực của Bảo hiểm Chủ thẻ ghi nợ nội địa bắt đầu khi nào?

Trả lời: 
- Ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm: Từ ngày 01 (một) của tháng tiếp theo tháng đăng ký tham gia bảo hiểm.
- Ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm: Là ngày Người được bảo hiểm không còn là Chủ thẻ ghi nợ nội địa hoặc Người được bảo hiểm yêu cầu hủy bảo hiểm.
- Thời hạn bảo hiểm: 12 tháng và tái tục tự động.
Ví dụ: Khách hàng đăng ký tham gia bảo hiểm ngày 01/01/2020, thời hạn bảo hiểm sẽ bắt đầu từ 01/02/2020 đến hết ngày 31/01/2021. Trường hợp ngày 30/09/2020 khách hàng hủy thẻ hoặc yêu cầu hủy bảo hiểm, bảo hiểm sẽ chấm dứt từ ngày 30/09/2020.

Khách hàng sẽ thực hiện đóng phí bảo hiểm như thế nào? Nếu Khách hàng không đóng phí đầy đủ có ảnh hưởng gì không?

Trả lời: 
- Phí bảo hiểm sẽ được BIDV trích nợ tự động từ tài khoản của khách trong khoảng thời gian từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng (tháng đầu tiên trích tự động phí bảo hiểm là tháng tiếp theo tháng đăng ký tham gia bảo hiểm). Trường hợp trích nợ không thành công do tài khoản không đủ số dư, khách hàng có thể đến trực triếp Chi nhánh/PGD BIDV gần nhất để nộp phí bảo hiểm.
- Nếu phí bảo hiểm không được đóng đầy đủ từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng, bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực từ 00:00 ngày 06 tháng đó. Bảo hiểm sẽ tự động khôi phục kể từ ngày khách hàng đóng phí bảo hiểm theo quy định, quyền lợi bảo hiểm của khách hàng chỉ phát sinh từ ngày thu phí bảo hiểm.

Tại sao không trích phí bảo hiểm ngay tại thời điểm đăng ký sản phẩm Bảo hiểm này để có hiệu lực luôn mà phải đợi đến ngày 01 tháng tiếp theo?

Trả lời: 
- Nếu thực hiện trích phí phí bảo hiểm ngay tại thời điểm đăng ký thì thời gian khách hàng được bảo hiểm có thể sẽ không được trọn vẹn tương ứng số phí bảo hiểm mà Khách hàng đóng. VD: Khách hàng đăng ký và đóng phí bảo hiểm ngày 30/10 thì khách hàng chỉ được hưởng quyền lợi bảo hiểm đến ngày cuối cùng của tháng (31/10).
- Khách hàng được nhận thẻ sau ít nhất 01 tuần kể từ ngày mở thẻ, trong thời gian này không thể phát sinh rủi ro gian lận đối với thẻ của khách hàng.

Nếu khách hàng không có nhu cầu sử dụng dịch vụ và báo hủy trong thời hạn vẫn còn bảo hiểm?

Trả lời: Khách hàng thông báo cho BIDV tại Chi nhánh/PGD BIDV gần nhất hoặc Trung tâm CSKH khi có nhu cầu chấm dứt bảo hiểm. Hiệu lực bảo hiểm sẽ chấm dứt từ ngày khách hàng thông báo, đồng thời ngừng giao dịch trích nợ phí bảo hiểm tự động hàng tháng từ tài khoản thanh toán của khách hàng.

Khi phát sinh giao dịch gian lận đáng ngờ, Khách hàng cần thực hiện những gì?

Trả lời:
Khách hàng cần:
- Thông báo ngay cho BIDV tại Chi nhánh/PGD BIDV gần nhất hoặc Trung tâm CSKH BIDV về sự cố/tổn thất theo Hotline 19009247/+ 84 24 22200588 để được hỗ trợ khóa thẻ.
- Thông báo ngay cho Cơ quan Công an trong vòng hai mươi tư (24) tiếng đồng hồ kể từ khi xảy ra tổn thất có liên quan đến vụ Cướp và Mất cắp (đối với trường hợp thẻ bị cướp/mất cắp).
- Tra soát giao dịch cùng BIDV để xác minh tổn thất.
- Hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn của BIC.

Nếu một khách hàng có nhiều thẻ tham gia bảo hiểm và đều phát sinh giao dịch gian lận trên đồng thời những thẻ đó thì có sẽ được bồi thường như thế nào?

Trả lời: Nếu khách hàng sở hữu nhiều thẻ và đều đang tham gia Bảo hiểm cho toàn bộ số thẻ đó, đồng thời tất cả thẻ đều phát sinh giao dịch gian lận cùng tại một thời điểm thì khách hàng sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo từng thẻ.

Khách hàng tổn thất số tiền lớn hơn số tiền được bồi thường, nếu BIC thu hồi được đầy đủ số tiền tổn thất của khách hàng thì khách hàng có được nhận lại số tiền tổn thất còn lại không?

Trả lời: Trong trường hợp bên Công ty Bảo hiểm BIC thực hiện thu hồi thành công số tiền giao dịch gian lận, Khách hàng sẽ nhận được tiền chênh lệch giữa số tiền tổn thất thực tế và số tiền bồi thường đã nhận được từ BIC.